Theo Báo cáo Phòng thủ Không gian mạng của CyberEdge, 86% các tổ chức được khảo sát đã bị tấn công mạng. Những mối đe doạ không gian mạng luôn là vấn đề nhức nhối đối nhiều doanh nghiệp. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về chúng chưa? Bài viết sau đây sẽ làm rõ những vấn đề mà nhiều người vẫn đang lầm tưởng về các cuộc tấn công DDoS tống tiền. Từ đó, giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phòng chống DDoS hiệu quả nhất.
Hậu quả của việc thiếu các biện pháp phòng chống tấn công DDoS
Kể từ sự cố đầu tiên vào năm 1989, các cuộc tấn công DDoS đòi tiền chuộc ngày càng trở nên tinh vi hơn theo thời gian. Nếu không hiểu rõ về các mối đe doạ tiềm ẩn của chúng, bạn sẽ phải đối mặt với hậu quả rất nghiêm trọng. Website và hệ thống mạng của bạn có thể bị phá huỷ bất cứ khi nào. Nhân viên không thể thực hiện công việc của họ. Như vậy, quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng sẽ bị gián đoạn. Doanh thu của công ty sẽ sụt giảm và nguy cơ đánh mất uy tín thương hiệu là rất cao. Đây chắc chắn là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn.
Tần suất các cuộc tấn công mạng thành công
Hiểu rõ cách phòng chống Ransom DDoS dựa trên 4 giai đoạn tấn công
Các cuộc tấn công ransom DDoS đều khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có chung mô hình tiếp cận cơ bản như sau:
- Liên hệ qua email, trò chuyện với đại diện bán hàng hoặc gửi tin nhắn trên mạng xã hội
- Đe doạ nạn nhân bằng một cuộc tấn công ngắn. Chứng minh chúng quen thuộc với cơ sở hạ tầng mạng của nạn nhân.
- Đưa ra tối hậu thư về thời gian thanh toán tiền chuộc. Khoảng thời gian đó chỉ đủ để nạn nhân thanh toán tiền điện tử. Nhưng không đủ thời gian để bảo vệ cơ sở hạ tầng.
- Cảnh báo nạn nhân nếu không thanh toán đúng hạn, tiền chuộc sẽ tăng lên mỗi ngày.
Các kỹ thuật cần thiết để thực hiện một cuộc tấn công RDoS tương đối thấp. Những công cụ để do thám hệ thống mạng của nạn nhân là hoàn toàn có sẵn. Ngay cả công cụ tìm kiếm cũng bị tin tặc khai thác triệt để. Hacker dùng chúng để thu thập các thông tin về phạm vi mạng và các dịch vụ mạng. Nắm rõ được các điều đó, hacker sẽ dễ dàng tấn công vào hệ thống của nạn nhân hơn.
Cuộc tấn công RDoS bắt đầu từ việc liên hệ với giám đốc và lãnh đạo chủ chốt của công ty. Các chủ doanh nghiệp thường đặt ra những câu hỏi: Chúng ta có nên chờ xem liệu đó có phải là mối đe doạ thực sự không? Chúng ta có nên gọi cho các đơn vị chức trách không? Chúng ta có nên trả tiền chuộc cho chúng không? Chúng đã xâm nhập tới tầng nào của hệ thống rồi?
5 lầm tưởng phổ biến về cách phòng chống tấn công DDoS tống tiền
Tấn công DDoS hay RDoS đều là những mối đe doạ không thể lường trước được. Quan trọng là bạn phải nhận ra những lầm tưởng phổ biến về chúng. Từ đó, bạn mới có thể giải quyết vấn đề và phòng chống tấn công DDoS.
- “Trả tiền chuộc và hacker sẽ biến mất”. Hơn 2/3 các tổ chức là nạn nhân của ransomware và 57% đã trả tiền chuộc. Điều này không những làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn thúc đẩy nhiều cuộc tấn công ransomware hơn, CyberEdge Group cho biết.
- “Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ bảo vệ tôi.” Trọng tâm chính của các ISP là bảo vệ các dịch vụ và các máy khách khác của họ. Các cuộc tấn công RDoS của doanh nghiệp bạn không có khả năng là ưu tiên đầu tiên của các ISP. Vì vậy, họ sẽ không thể cung cấp các giải pháp phòng chống DDoS attack hiệu quả.
- “Nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) hoặc tôi có thể mở rộng cơ sở hạ tầng để xử lý tải.” Mở rộng cơ sở hạ tầng chỉ giúp phòng chống DDoS ở quy mô nhỏ nhất. Khi hacker tấn công với lượng traffic lớn, cái giá mà doanh nghiệp phải trả cho lúc này là không hề nhỏ. Vì vậy, cách này cũng không thể phòng chống DDoS trong tương lai.
- “Giải pháp phòng chống DDoS On-Premise có thể xử lý RDoS.” Các giải pháp phòng chống DDoS On-Premise bị giới hạn bởi năng lực của các ISP, yêu cầu quản lý và nâng cấp thủ công. Do đó, các cách phòng chống tấn công DDoS On-Premise thường không thể ngăn chặn các cuộc tấn công tinh vi.
- “Những kẻ tấn công không biết cơ sở hạ tầng của tôi.” Đây là một lầm tưởng nghiêm trọng của nhiều người. Thông tin về cơ sở hạ tầng luôn duy trì công khai. Do đó, thông tin về cơ sở hạ tầng của bạn cũng không ngoại lệ.
Doanh nghiệp bị thiệt hại bao nhiêu nếu không có các giải pháp phòng chống tấn công DDoS?
Câu trả lời là không giới hạn. Để ước tính được chi phí thực tế, bạn phải ước lượng các yếu tố như ảnh hưởng đến traffic website hoặc trung tâm hỗ trợ của doanh nghiệp. Chi phí nhân lực tạm ngừng công việc để tập trung ngăn chặn các cuộc tấn công. Và trường hợp xấu nhất là không thể khôi phục dữ liệu đã mất. Những chi phí này lớn hơn rất nhiều lần so với tiền chuộc. Vì vậy, đừng ngần ngại trang bị cho doanh nghiệp cách phòng chống DDoS tống tiền ngay bây giờ.
Thiệt hại do tấn công Ransom DDoS là rất lớn
3 chiến lược phòng chống DDoS tống tiền
Một giải pháp phòng chống Ransom DDoS mạnh mẽ và phù hợp sẽ:
- Báo cáo đầy đủ về nội dung dữ liệu của bạn. Nếu xảy ra một cuộc tấn công, bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp sẽ phát hiện ngay lập tức. Và họ có thể điều chỉnh chiến lược phòng chống DDoS nếu cần.
- Tăng độ chính xác: một giải pháp phòng chống DDoS yếu kém có thể chặn traffic hợp pháp. Lúc này, khách hàng không thể truy cập vào website của doanh nghiệp. Điều này vô tình hoàn thành mục đích của một cuộc tấn công DDoS.
- Vận hành tự động và giảm sai xót từ yếu tố con người. Chắc chắn một điều là tội phạm mạng không chờ tới giờ làm việc của nhân viên mới tấn công. Mà các cuộc tấn công có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có một giải pháp bảo vệ tự động 24/7.
Lập kế hoạch phòng chống DDoS attack
Bạn phải đánh giá và hiểu mức độ rủi ro của chính doanh nghiệp trước khi bị tấn công. Bạn phải ước tính được chi phí tổn thất nếu công ty ngừng hoạt động vì bị tấn công. Bạn phải hiểu các chiến lược bảo mật khác nhau. Xây dựng các kế hoạch phòng chống DDoS để ứng phó khi chúng xảy ra.
Hãy nhớ rằng, rủi ro xảy ra với những kẻ tấn công là cực kỳ thấp. Nhưng phần thưởng sau cuộc tấn công lại rất hấp dẫn. Hệ thống CNTT ngày càng phát triển sẽ thúc đẩy các cuộc tấn công RDoS. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có thể ngăn chặn trước khi chúng xảy đến.
VNIS – Giải pháp phòng chống tấn công DDoS toàn diện
Hiểu được nỗi lo lắng của nhiều doanh nghiệp, VNETWORK đã đưa ra một giải pháp bảo mật website với công nghệ tiên tiến. Giải pháp VNIS có thể ngăn chặn những cuộc tấn công DDoS lớn nhất, được tích hợp các công nghệ như sau:
- Multi CDN: kết hợp nhiều nhà cung cấp CDN hàng đầu thế giới như Akamai, Cloudflare, AWS… với hơn 2.300 PoP và dung lượng 2.600 Tbps từ tất cả các đối tác CDN. Do đó, khi bất kỳ nhà cung cấp CDN nào gặp sự cố sẽ có ngay một CDN khác thay thế. Ngoài ra, Multi CDN còn bảo vệ Layer 3/4 khỏi các tấn công DDoS traffic lên đến hàng Tbps.
- Cân bằng tải AI (trí tuệ nhân tạo) kết hợp cùng hệ thống RUM: giúp giám sát hiệu suất website theo thời gian thực. Cân bằng tải lưu lượng truy cập khi có biến động đột ngột về traffic.
- Tường lửa Cloud WAF: sẽ lọc mọi request độc hại và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS Layer 7 và bảo vệ website khỏi top 10 lỗ hổng bảo mật của OWASP.