Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, hầu hết các hoạt động đều chuyển sang trực tuyến. Đây chính là một điều kiện thuận lợi để các tin tặc thực hiện các cuộc tấn công mạng. Nhiều chủ trang web phải lao đao vì vi phạm bảo mật website ngày càng gia tăng. Để tránh những hậu quả khôn lường, các doanh nghiệp nên trang bị cho website những giải pháp bảo mật. Hiểu được nhu cầu đó, bài viết này sẽ chia sẻ các dịch vụ website security giúp bảo mật trang web hiệu quả nhất hiện nay.
Top 7 cách thực hiện Website Security 2021
1. Chứng chỉ bảo mật website SSL:
SSL (Secure Sockets Layer) là một security website đạt chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu, mã hoá an toàn kết nối giữa máy chủ web và trình duyệt (browser). Vì vậy, SSL đảm bảo dữ liệu được chia sẻ giữa hai bên đều an toàn và riêng tư. Khi sử dụng giao thức SSL, các website thường có tên miền bắt đầu bằng https://.
Nhìn chung, SSL cần thiết cho mọi website. Đặc biệt là trang web có người dùng trao đổi thông tin nhạy cảm như số tài khoản, tín dụng… Mặt khác, các website có URL https:// sẽ được ưu tiên trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Và Google Chrome sẽ hiển thị nó bằng biểu tượng ổ khóa trên thanh URL cho các trình duyệt.
Chứng chỉ SSL bảo vệ website
Nếu người dùng truy cập vào một website không an toàn, Google sẽ thông báo và khuyên họ nên điều hướng đến một trang web khác.
Google cảnh báo khi truy cập website không an toàn
2. Tường lửa WAF – Giải pháp website security:
Tường lửa WAF là gì? Hãy hình dung website của bạn là một ngôi nhà. Căn nhà đó chứa đựng những thông tin quan trọng. Và chắc chắn không một ai muốn kẻ trộm đột nhập để đánh cắp tài sản quan trọng cả. Như vậy, để bảo vệ căn nhà khỏi các tên trộm, hàng rào sẽ giúp bạn làm điều đó. Và đó chính là tường lửa WAF, lớp bảo vệ nằm giữa người dùng và website. Khi người dùng truy cập vào trang web, thay vì đi thẳng đến máy chủ, request này sẽ đến WAF trước. Web Application Firewall có nhiệm vụ lọc các yêu cầu độc hại trước khi chúng đến website của bạn.
Tường lửa WAF
WAF có thể chống lại các lỗi bảo mật website như SQL injection và cross site scripting attacks…Bên cạnh đó, tường lửa WAF còn có thể kiểm tra được lưu lượng truy cập với các giao thức như HTTP hay HTTPS.
Một số nhà cung cấp WAF phổ biến hiện nay như WAF AWS, WAF Imperva, WAF Fortinet, WAF Azure,…
3. Mạng phân phối nội dung CDN:
Giải pháp thứ ba cho website security chính là CDN (Content Delivery Network) hay Mạng lưới phân phối nội dung. CDN là hệ thống máy chủ gồm các cụm PoPs đặt khắp các Datacenter. Các PoPs này giúp truyền tải nội dung đến người dùng nhanh hơn. Như vậy, CDN giữ an toàn trang web của bạn như thế nào?
Chắc hẳn nhiều bạn đã từng nghe qua DDoS, anti-DDoS hay tấn công từ chối dịch vụ? Công ty A mất hàng trăm triệu đô la vì bị tấn công DDoS? Đúng vậy, tấn công DDoS là đang một trong những kiểu tấn công mạng phổ biến nhất hiện nay. Và cũng là một trong những mối lo ngại hàng đầu trong lĩnh vực an ninh mạng toàn cầu.
Tấn công từ chối dịch vụ là một nỗ lực độc hại nhằm phá vỡ lưu lượng truy cập bình thường của máy chủ. Sau đó, kẻ tấn công sẽ lợi dụng lỗ hổng hệ thống website bị sập, xâm nhập và đánh cắp các dữ liệu quan trọng.
Tuy nhiên, nếu website được trang bị CDN thì kết quả sẽ khác. Khi các hacker đổ một lớn traffic nhằm đánh sập website, hệ thống CDN sẽ giúp phân tán lượng lớn traffic đó đến các PoP gần nhất. Như vậy, website của bạn đã được bảo vệ vì máy chủ không phải nhận lượng traffic đó nữa.
VNCDN – Hệ thống CDN hàng đầu Châu Á
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp mạng lưới phân tải nội dung. Những nhà cung cấp CDN hàng đầu thế giới có thể kể đến như Akamai, Cloudflare, AWS, Fastly, VNCDN…với các mức giá và gói dịch vụ khác nhau, phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng.
4. Giám sát website-khắc phục lỗi bảo mật website:
Đây là một website security đơn giản nhất để protect website của bạn. Giám sát website sẽ là “đôi mắt” thay bạn giám sát hiệu suất trang web. Chẳng hạn khi website gặp sự cố phải ngừng hoạt động, hay các khoảng thời gian downtime…
Giải pháp này theo dõi website một cách chủ động, phát hiện các thay đổi bất thường. Nhờ vậy, chủ website có thể biết được những biến động và sớm đưa ra các biện pháp để ngăn chặn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ giám sát website. Ngoài chức năng cơ bản trên, mỗi công cụ từ thương hiệu khác nhau sẽ có tính năng bổ sung khác nhau. Như Logic Monitor-một công cụ rất phổ biến vì nó có bảng điều khiển, cảnh báo, tùy chỉnh cao. Hay SolarWinds, sản phẩm có khả năng tùy biến cao và giao diện dễ quản lý, thay đổi nhanh chóng.
Ngoài ra còn có các thương hiệu khác như ManageEngine OpManager, WhatsUp Gold 2017, Nagios XI…
5. Xác thực hai yếu tố:
Đây chắc chắn là một giải pháp rất quen thuộc đối với người dùng Internet. Xác thực 2 yếu tố (2FA) là một cách đơn giản để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công có chủ đích như đăng nhập brute-force.
Trong khi các công cụ còn lại trong danh sách này đều tập trung bảo vệ website từ các lực lượng bên ngoài, thì giải pháp này ngược lại. 2FA đảm bảo người truy cập là hợp lệ, như quản trị viên, là những người duy nhất được đăng nhập. Nó sử dụng hai nguồn để xác nhận danh tính của người đăng nhập.
Ngoài mật khẩu, 2FA sẽ là một “lớp giáp” bổ sung cho tầng bảo vệ tài khoản của bạn. Một số nhà cung cấp 2FA như Duo Secutiry sử dụng xác thực đa yếu tố, truy cập từ xa với VPN an toàn, các chính sách truy cập để cấp và từ chối quyền truy cập dựa trên vai trò của người dùng.
Hiện nay, đa số các ứng dụng và nền tảng đều có chức năng 2FA để nâng cao khả năng bảo mật tài khoản của người dùng.
6. Hosting bảo mật website:
Như ví dụ tường lửa WAF, ngôi nhà là website thì mảnh đất lưu trữ nó gọi là Hosting. Ngoài “bức tường” WAF thì Hosting cũng đóng vai trò rất quan trọng cho trang web.
Web hosting lưu trữ tất cả nội dung và dữ liệu của trang web. Đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các giao dịch hay trao đổi thông tin với người dùng. Do đó, chọn hosting phù hợp là một giải pháp website security tiếp theo.
Tuỳ vào nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ chọn cho website một “mảnh đất” phù hợp nhất. Chọn Hosting dựa vào các yếu tố như sau:
- Tốc độ tải trang: là thời gian từ khi người dùng bắt đầu truy cập vào trang web đến khi nội dung trên web được tải về hoàn toàn. Thời gian lý tưởng nhất là từ 3 đến 5 giây.
- Dung lượng hosting (dung lượng lưu trữ): dữ liệu càng nhiều thì dung lượng càng lớn.
- Băng thông: là lượng dữ liệu trao đổi giữa trang web với người dùng internet trong một tháng.
- Khả năng chịu tải tốt: là khả năng chấp nhận số người online trong cùng một thời điểm.
- Nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ tốt.
Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, Web hosting không còn là dịch vụ hiếm hoi nữa. Một số nhà cung cấp hosting hàng đầu như TENTEN, Mắt Bão, Viettel IDC, Nhân Hoà, VNETWORK,…
7. Bảo mật trang web bằng trình sao lưu:
Không có một biện pháp bảo mật website nào đạt hiệu quả 100%. Do đó, để phòng ngừa những sự cố “không kịp trở tay” và mất các dữ liệu quan trọng, sao lưu chính là một giải pháp bảo mật website hàng đầu. Cách này đảm bảo các tệp và thông tin luôn an toàn và có sẵn nếu xảy ra bất kỳ vụ tấn công nào hoặc chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ.
Việc sao chép trang web có thể thực hiện thủ công, tuy nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian. Hiểu được điều đó, hiện nay có rất nhiều Plugin để backup website tiện lợi và nhanh chóng. Có thể kể đến như Updraftplus – là một trong những plugin phổ biến và tốt nhất hiện nay. Hay BackupBuddy với tính năng nổi bật là khôi phục và tối ưu hoá dữ liệu. Dropmysite cũng là một lựa chọn hoàn hảo. Quá trình sao lưu của Dropmysite hoàn toàn tự động, khôi phục dữ liệu chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Ưu tiên thực hiện Security Website ngay bây giờ!
Các cuộc tấn công website ngày càng gia tăng, web security chắc chắn không phải là một lo lắng thừa. Vì thực tế đã có rất nhiều công ty lớn hàng đầu thế giới bị tấn công và thiệt hại nặng nề. Không dừng lại ở các con số định lượng, doanh nghiệp phải đánh đổi cả chính uy tín của mình. Vì vậy, hãy chọn cho website của bạn một giải pháp an toàn và phù hợp nhất!
Nếu bạn muốn tăng cường bảo mật cho trang web của mình bằng cách tích hợp nhiều giải pháp khác nhau nhưng ngại phải đăng ký nhiều dịch vụ, hãy cân nhắc sử dụng VNIS của VNETWORK.
VNIS | Giải pháp Security Website 2021
VNIS là một giải pháp website security tiên tiến, ứng dụng công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo (AI – Artificial Intelligence) và Máy Học (ML – Machine Learning) giúp bảo vệ trang web khỏi Top 10 lỗ hổng hàng đầu OWASP.
- Hệ thống Multi CDN: kết hợp nhiều nhà cung cấp CDN hàng đầu thế giới như Akamai, Cloudflare, AWS… với hơn 2.300 PoP và dung lượng 2.600 Tbps từ tất cả các đối tác CDN. Do đó, khi bất kỳ nhà cung cấp CDN nào gặp sự cố sẽ có ngay một CDN khác thay thế. Ngoài ra, Multi CDN còn bảo vệ Layer 3/4 khỏi các tấn công DDoS traffic lên đến hàng Tbps.
- Cân bằng tải AI (trí tuệ nhân tạo) kết hợp cùng hệ thống RUM: giúp giám sát hiệu suất website theo thời gian thực. Cân bằng tải lưu lượng truy cập khi có biến động đột ngột về traffic.
- Tường lửa Cloud WAF: sẽ lọc mọi request độc hại và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS Layer 7 và bảo vệ website khỏi top 10 lỗ hổng bảo mật của OWASP.
- Chứng chỉ SSL miễn phí: giúp mã hoá mọi thứ chỉ bằng một cú nhấp chuột.
————
VNIS – VNETWORK
Website: https://vnis.vn
Email: contact@vnetwork.vn
Hotline: (028) 7306 8789